1. TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐẤU GIÁ:
– Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý tài sản.
– Thỏa thuận chi phí phát sinh thực tế.
– Ký kết Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản.
2. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ BÁN ĐẤU GIÁ:
– Nghiên cứu, tổng hợp thông tin tài sản.
3. XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM:
– Người có tài sản bán đấu giá tự xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản bán đấu giá tự xác định giá khởi điểm của tài sản thì bộ phận nghiệp vụ định giá của Công ty vẫn cần phải tiến hành xác định giá trị tài sản để lấy cơ sở đàm phán, ký kết hợp đồng.
– Khách hàng có thể thuê bộ phận nghiệp vụ định giá của Công ty tiến hành trên cơ sở khách quan trung thực
4.CHUẨN BỊ BÁN ĐẤU GIÁ:
– Niêm yết, thông báo công khai thời gian, địa điểm, đặc điểm tài sản Bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Bán hồ sơ về tài sản bán đấu giá.
– Tổ chức đăng ký tham gia đấu giá tài sản; Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí và khoản tiền đặt trước. Lập danh sách khách hàng đăng ký mua tài sản.
– Tổ chức trưng bày và xem tài sản bán đấu giá.
5. TIẾN HÀNH BÁN ĐẤU GIÁ:
– Đấu giá viên giới thiệu bản thân, người ghi biên bản, khách mời,…
– Điểm danh người tham gia đấu giá,
– Phổ biến nội quy cuộc bán đấu giá.
– Giới thiệu từng tài sản bán đấu giá, quy định bước giá.
– Trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá
6. KẾT THÚC VIỆC BÁN ĐẤU GIÁ:
Nếu việc bán đấu giá thành thì:
– Lập biên bản đấu giá thành có chữ ký của các bên liên quan và có sự phê duyệt của lãnh đạo.
– Ký kết hợp đồng mua bán tài sản.
– Lập biên bản giao nhận tài sản Bán đấu giá có sự phê duyệt của lãnh đạo.
– Tiến hành thu phí
Nếu việc bán đấu giá không thành:
– Bên được ủy quyền bán đấu giá sẽ gửi thông báo nêu rõ nguyên nhân của việc Bán đấu giá không thành, gửi cho bên ủy quyền để cùng tìm ra phương hướng giải quyết